HỘI HỌC SINH - SINH VIÊN KẺ GAI
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN CỦA HỘI HỌC SINH - SINH VIÊN KẺ GAI!

Nếu là thành viên của diễn đàn, bạn vui lòng ĐĂNG NHẬP!

Nếu là khách và chưa có tài khoản của diễn đàn, bạn hãy ĐĂNG KÝ làm thành viên!

Chúc vui vẻ! Xin cảm ơn!


HỘI HỌC SINH - SINH VIÊN KẺ GAI
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN CỦA HỘI HỌC SINH - SINH VIÊN KẺ GAI!

Nếu là thành viên của diễn đàn, bạn vui lòng ĐĂNG NHẬP!

Nếu là khách và chưa có tài khoản của diễn đàn, bạn hãy ĐĂNG KÝ làm thành viên!

Chúc vui vẻ! Xin cảm ơn!


HỘI HỌC SINH - SINH VIÊN KẺ GAI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang ChủLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
. .
Cầu chúc cho anh chị em: - Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào. - Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn. - Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ bạn thật sự là Man. - Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc. - Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường. - Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm. - Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi. - Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn. - Vừa đủ NHIỆT TÌNH để bạn cho đời thêm hân hoan. - Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.

Share
 

 TÍNH HỢP LỰC NƠI NGƯỜI TRẺ SỨC MẠNH – TRONG BẠN VÀ TRONG TÔI

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
nguyenvanphuc273
Oº°‘¨ Cấp 3 ¨‘°ºO
Oº°‘¨ Cấp 3 ¨‘°ºO


Nam Ngày tham gia : 16/11/2010
Tổng số bài gửi : 19
Được cảm ơn : 1
Money ($) : 5169
Tuổi : 34
Địa chỉ : ke gai-hung tay-hung nguyen-nghe an

TÍNH HỢP LỰC NƠI NGƯỜI TRẺ SỨC MẠNH – TRONG BẠN VÀ TRONG TÔI Empty
Bài gửiTiêu đề: TÍNH HỢP LỰC NƠI NGƯỜI TRẺ SỨC MẠNH – TRONG BẠN VÀ TRONG TÔI   TÍNH HỢP LỰC NƠI NGƯỜI TRẺ SỨC MẠNH – TRONG BẠN VÀ TRONG TÔI I_icon_minitimeWed Aug 10, 2011 8:34 am

[b]TÍNH HỢP LỰC NƠI NGƯỜI TRẺ
SỨC MẠNH – TRONG BẠN VÀ TRONG TÔI[/
b]
Jos. Thanh Phong

Tôi chưa già, nhưng ắt hẳn cũng không còn trẻ nữa. Ở độ tuổi băm băm, chắc cũng tạm gọi đủ nhận thức để nhìn về cuộc đời, con người, nhất là con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam – quê hương đất nước tôi.
Nếu nói đến sự chịu đựng gian khổ, hy sinh vượt khó, cần cù chăm chỉ…, thì Việt Nam đứng số một. Về điểm này thế giới phải cúi đầu thán phục. Dân tộc Việt Nam đã trải qua bao khó khăn, gian khổ, hy sinh mất mát, chiến tranh loạn lạc: “Một ngàn năm nô lệgiặc Tàu. Một trăm năm đô hộ giặc Tây. Hai mươi năm nội chiến từng ngày…”, để hình thành nên một dân tộc như vậy cũng là điều dễ hiểu.
Còn nếu nói về ý thức cộng đồng, tính hiệp lực, cộng tác để cùng nhau xây dựng con người, đất nước, thiết tưởng, Việt Nam cần phải xem lại, nếu như không muốn nói là đứng hạng chót! Về điểm này, đôi khi chúng ta phải cúi mặt xấu hổ!
Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Chúng ta có thể hóa giải bằng cách nào? Chủ đề: “Tính Hợp Lực Trong Tuổi Trẻ Việt Nam” qua phần trình bày của Ths. Trần Đình Dũng, Giám đốc Trung Tâm phát triển nguồn nhân lực Khuê Văn, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn, vào ngày 02.04.2011, có thể nói, đã cho chúng ta một chìa khóa.
I. Tính hợp lực:
“Không ai là một hòn đảo.” Điều đó nói lên được mối tương quan nơi con người. Chúng ta sống là sống cùng, sống vì và sống với người khác. Chính những nhu cầu khách quan về sự tồn tại của mỗi cá nhân, đã trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự liên kết lẫn nhau giữa các cá nhân, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Không thể có xã hội văn minh, tình thương nếu mỗi cá nhân trong xã hội chỉ là những người vị kỷ, chỉ biết sống vì bản thân mình. Cuộc đấu tranh trong môi trường sống khắc nghiệt đã khiến cho con người phải kề vai sát cánh giúp đỡ lẫn nhau và hi sinh cho nhau. Quá trình đấu tranh sinh tồn như vậy, giúp cho con người ngày càng ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của sự hợp tác và tình cảm yêu thương đồng loại. Tình nguyện hy sinh những nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân cho người khác cũng như cho cả cộng đồng, đã trở thành một phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của đời sống xã hội. Nó làm cho mối quan hệ xã hội gắn bó hơn, tổ chức xã hội chặt chẽ hơn và xã hội phát triển bền vững hơn.
Lịch sử hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm và dựng xây tổ quốc đã làm nên một dân tộc Việt đặc thù. Đó là tình cảm nhân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Chính những đặc điểm của lịch sử dựng nước và giữ nước khắc nghiệt không cho phép người Việt Nam sống riêng biệt như những cá nhân đơn lẻ và biệt lập. Con người phải sống gắn liền với cộng đồng và duy trì mối quan hệ liên kết cộng đồng, vì đó cũng chính là để duy trì cuộc sống của bản thân.
Con người Việt Nam, với bề dày lịch sử ngàn năm kháng chiến giữ nước chống giặc ngoại xâm, trải qua những thời kỳ gian khổ, đói khát, hiểm nguy, đã làm nên một dân tộc Việt Nam tuyệt đẹp. Nhưng từ khi có hòa bình, đất nước phồn thịnh (tạm gọi là thế), chủ nghĩa tư bản thâm nhập, chủ nghĩa cá nhân lớn mạnh, chủ nghĩa tiêu dùng hưởng thụ được đề cao, như đã làm mất đi tinh thần gắn kết, sự hiệp lực trong xã hội và nơi người trẻ.
Khi đất nước phồn vinh, con người văn minh tiến bộ là điều mơ ước và là niềm hạnh phúc. Thịnh vượng và văn minh ấy là để phát triển con người, xây dựng xã hội và làm giàu đẹp cuộc sống. Nhưng sự phát triển đó làm mất đi truyền thống tốt đẹp, lòng nhân ái, tình người… lại là điều đáng buồn.
Nếu như trước đây, người ta sẵn sàng hy sinh để sống chết cho nhau, thì ngày nay dường như con người chỉ biết đóng khung và sống cho bản thân mình. Tinh thần liên đới và sự hợp lực thiếu vắng. Những tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp cũng như đang bị chìm dần vào dĩ vãng, thay vào đó là những đánh giá dựa trên tiêu chí có quyền và có tiền. Những quan hệ hỗ tương, tình cảm cũng bị đem ra so sánh với nhà lầu, xe hơi, điện thoại… Một khi con người đánh mất những giá trị cao đẹp thì xã hội bị đảo lộn. Không lạ gì, ngày nay, giới trẻ sa đà vào con đường trụy lạc, xì ke, ma túy, phạm pháp đến báo động. Học sinh, sinh viên tung lên mạng những video clip đánh nhau và coi đó như một thú xem chơi. Con sẵn sàng “bán đứng” cha chỉ vì vài thước đất. Trò sẵn sàng đâm thầy chỉ vì mấy đồng tiền nghiện game. Ngày nay, dường như vắng bóng những người trẻ sẵn sàng đưa tay cứu giúp người bị nạn, và dừng chân bên đường để đưa một cụ già hay người khiếm thị đi qua… Trong hoàn cảnh như vậy, cần giáo dục con người và nâng cao giá trị nhân bản, lòng yêu thương, tình nhân ái, tinh thần tự giác, ý thức cộng đồng, đặc biệt nơi người trẻ là điều khẩn thiết.
II. Ý thức cộng đồng:
Trận động đất và sóng thần vừa qua ở Nhật Bản là một thảm họa, nhưng đồng thời lại là một bài học giương cao cho thế giới về ý thức cộng đồng. Một dân tộc chịu nhiều gian khổ, nhưng tinh thần bất khuất, kiên cường, tính tập thể, tình đoàn kết, tinh thần tự giác rất cao. Thật khó có thể đánh giá đúng về ai đó, nhưng chỉ có ở trong “tù đày, hoạn nạn” mới biết được thực chất người đó là ai thôi. Những sự kiện vừa diễn ra, Nhật Bản là một bài học. Phải hiểu rằng, những điều này không thể có được ngày một ngày hai, mà phải là một quá trình giáo dục dài lâu để trở thành văn hóa ứng xử cộng đồng.
Một em bé Nhật Bản mới 9 tuổi, trong một trận động đất kinh hoàng và sóng thần cuốn trôi đi tất cả, vậy mà em đã biết nhường phần ăn của mình cho người khác. Trong hoàn cảnh tang thương và ngổn ngang như thế, người Nhật vẫn biết chờ đợi trong trật tự và yêu thương khi biết chưa tới lượt mình.
Nhìn về họ, ngẫm về mình, chắc còn nhiều điều phải nói. Một trong những điều phải kể đến là:
- Gia đình: Môi trường đầu tiên để giúp cho con cái lớn lên trong ý thức cộng đồng. Ngay từ bé, đứa trẻ đã cần được rèn luyện tính tự giác. Tự giác học bài, tự giác giúp ba mẹ, tự giác chăm sóc cho các em. Tính tự giác không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng ghi nhận được. Để rèn luyện tính tự giác và ý thức nơi con em mình, chính người lớn phải làm gương. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng để lớn rồi tự con mình sẽ có ý thức, điều này hoàn toàn sai lầm, vì “uốn cây thì phải uốn lúc còn non”, để lớn đã “thành khuôn” làm sao “đẽo gọt” được. Một điểm khác nữa, cuộc sống luôn có những khó khăn và nghịch lý, do vậy, ta cũng phải dạy cho con mình biết chấp nhận thực tại. Chấp nhận ở đây không phải là thua cuộc, mà là đón nhận hiện tại để sống vui, sống có ích. Đồng thời khi giáo dục con cũng phải cho chúng biết giá trị của hy sinh và biết thua thiệt về mình. Tôi còn nhớ rất rõ, có một bà mẹ dặn dò con trước khi đi học thế này: “Con đi học không được cho đứa nào bánh và nước uống nghe chưa!” Lời dạy đó vô hình trung đã làm đứa trẻ khép lòng lại với bạn bè của chúng và lớn lên làm sao chúng biết mở lòng ra với tha nhân. Thật chua xót!
- Môi trường giáo dục: Thiết nghĩ, nhà trường không chỉ cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức và nhồi nhét cho chúng những bài học thuộc lòng, mà còn phải dạy cho chúng biết giá trị của tình thương, đời sống nhân bản, tinh thần đoàn kết, yêu thương phục vụ lẫn nhau. Chúng ta đang sống trong một thời đại khoa học công nghệ. Cái gì cũng dễ dàng trở nên lý luận, cái gì cũng máy móc, cái gì cũng kỹ nghệ hóa, để rồi, không khéo, đằng sau cái kỹ nghệ hóa đó, nó đã làm cho tâm hồn người ta trở nên chai lỳ, lạnh lùng và khô cứng. Nét đẹp cảm thụ trong tâm hồn chân thật trống rỗng và tình thương thiếu vắng. Thật đắng cay!
- Hoàn cảnh xã hội: Triết gia Aristotles cho rằng, xã hội tốt sẽ sản sinh ra những con người tốt, và ngược lại, con người tốt cũng sẽ tạo nên một xã hội tốt. Cần lắm những con người dám sống và sẵn sàng chết cho lý tưởng! Cần lắm những con người dám xả thân vì người khác! Cần lắm những con người dám hy sinh bản thân mình để mưu cầu lợi ích chung! Một xã hội mà tinh thần tự giác, ý thức cộng đồng cao sẽ là động lực cho sự phát triển toàn diện, mà theo Thạc sĩ Trần Đình Dũng đó là sự cộng hưởng. Chính những con người này sẽ là men, là muối để làm dậy nên một xã hội tốt đẹp.
Trong đời sống, ai cũng cần có tình yêu thương và đùm bọc san sẻ những niềm vui và chia sớt những nỗi buồn. Ở nhà, chúng ta có tình thương của cha mẹ, sự chia sẻ của vợ chồng và sự mến yêu của con cái. Nhưng ở ngoài xã hội, chúng ta có những mối liên hệ và tình thương đùm bọc chia sẻ những khó khăn, gánh vác những trở ngại và cùng nắm tay sớt chia những thành công, thất bại. Đó được gọi là tình đồng đội.
III. Tình đồng đội:
Bạn cũng như tôi không thể thành công nếu như vắng bóng những cộng tác và sự trợ giúp từ phía đồng nghiệp của mình. Họ là những con người sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với bạn và tôi, nếu như bạn biết giữ cho sợi chỉ liên kết là tình đồng đội ấy được vững chắc. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là thế. Đấy cũng là một trong những nguyên tắc hàng đầu trong xây dựng chính sách làm việc trong môi trường tập thể của các công ty hiện nay. Sự thành công đồng đội của người Việt nhấn mạnh vào “sự đồng nhất”. Đồng nhất là sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, chia sớt những khó khăn gánh nặng, coi mọi người như anh chị em một nhà: “Tay đứt ruột xót”; “Chị ngã em nâng”; “Lá lành đùm lá rách”; “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Nhưng cũng phải phân biệt rõ sự đồng nhất không phải đi đến chỗ hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: “Nước trôi thì bèo trôi”, “Nước nổi thì thuyền nổi”. Tệ hại hơn nữa là tình trạng “cha chung không ai khóc”, “Lắm sãi không ai đóng cửa chùa”… Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an (an phận thủ thường) và cả nể, làm gì cũng sợ “rút dây động rừng” nên có việc gì thường chủ trương “đóng cửa bảo nhau”, không dám nói lên tiếng nói của sự thật, của chân lý. Có người còn sợ bị mất lòng, mất quyền lợi. Trong tình hình như thế không thể xây dựng một tập thể, một xã hội tốt đẹp, nhưng cần một tấm lòng, một tinh thần và thể hiện tình thương trong đó.
Để thể hiện tính đồng đội, người ta đưa ra 15 qui luật:
1. Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được.
2. Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò.
3. Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình.
4. Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao.
5. Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào đó.
6. Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ.
7. Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin.
8. Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội.
9. Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc.
10. Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại trong việc trả giá.
11. Quy luật ghi điểm: Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.
12. Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng.
13. Quy luật nhận dạng: Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm.
14. Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn.
15. Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo.
IV. Người lãnh đạo:
Dù cuộc sống có nhiều khó khăn và nguy cơ tan rã trong công ty, đội, nhóm, thậm chí có nguy hiểm luôn rình rập, nhưng người lãnh đạo luôn thầm lặng hy sinh, quên mình để phục vụ anh em, đồng thời phải là người tiên phong làm mọi công việc để đem lại những thành quả hoa trái, lắm khi chỉ nhận được những lời ca thán, phê bình. Đó là một thực tế, người lãnh đạo phải biết chấp nhận.
Vì tính phức tạp, khó khăn và sự đòi hỏi nơi công việc rất nhiều, nên người lãnh đạo cần phải:
- Luôn luôn học tập: Điều này trở nên một nhu cầu không thể thiếu nơi người lãnh đạo. Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội ngày nay khiến cho tốc độ đổi mới tri thức ngày càng nhanh. Quan niệm “học một lần cho cả đời” đã quá lỗi thời và tư tưởng “nắm đầu” kẻ khác trị vì mãi mãi lại càng sai lệch. Cần phải xóa bỏ lề thói “con ông cháu cha” và loại trừ lối sống luồn lách, nịnh nọt, “đi đêm’, ra vào cửa sau lén lút. Nếu không có tinh thần học hỏi, đổi mới, cầu tiến, công việc sẽ thụt lùi, và người lãnh đạo cũng sẽ sớm bị đào thải.
- Sáng tạo trong quản lý, điều hành: Đây là vấn đề then chốt trong việc thể hiện tài năng, trí tuệ của người lãnh đạo. Tự tin giao tiếp. Rèn luyện khả năng tập trung và kiên trì trong công việc. Có kỹ năng hợp tác và thể hiện mình trong các hoạt động nhóm. Biết cách nhìn nhận vấn đề và có cách giải quyết các tình huống thông minh nhất. Biết cách thể hiện hành vi đẹp theo giới tính của mình. Hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ, khám phá các trạng thái cảm xúc đơn giản của bản thân. Nâng cao tinh thần đồng đội thông qua những hoạt động giao tiếp tương tác nhóm. Khám phá khả năng tiềm ẩn của mỗi thành viên, đồng thời biết phát huy sức mạnh nội tại nơi họ.
- Hợp tác với đồng đội: Đây là yếu tố không nên xem nhẹ trong quá trình đi đến thành công. Việc đối đầu trí lực giữa các nhân tài là sự lãng phí vô hình, lại hết sức bất lợi. Ngược lại sự phối hợp trí lực lại giúp cho khả năng của các nhân tài được phát huy tối đa. Đối mặt với một thị trường to lớn đầy biến động, năng lực của một người luôn là hữu hạn, nhưng có được tinh thần hợp tác và năng lực hợp tác đồng đội chính là một trong những tố chất cần thiết mà người lãnh đạo cần phải có. Việc giao tiếp và hợp tác với người khác sẽ làm cho một năng lực hữu hạn trở thành một động lực vô hạn. Điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với yêu cầu khích lệ sự phấn đấu và dám đối đầu với những khó khăn của bản thân người lãnh đạo.
- Kiên trì nhẫn nại: Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe những lời bình luận là người này có tài, nhưng lại thiếu lòng kiên trì nhẫn nại. Rất dễ nóng nảy và bộc phát, thường làm mất đi sự tín nhiệm và lòng tôn trọng nơi nhân viên, đồng đội. Điều này ảnh hưởng đến quy trình làm việc và khó khăn trong xử thế.
Lý thuyết là một chuyện, nhưng thực tế cuộc sống lại là chuyện khác. Có một khán giả hỏi một câu có vẻ cắc cớ và cũng là thực tế trong đời.
- Em là một leader của nhóm. Em cảm thấy có nhiều điều bất bình và cần phải thay đổi. Nhưng em nói lên sự thật thì nhóm bạn “tẩy chay” em. Còn nếu không nói ra thì em cảm thấy lương tâm mình bị bứt rứt và tài năng của mình không được cống hiến, thể hiện. Vậy em phải làm sao?
- Thạc sĩ Trần Đình Dũng: Trước hết em phải là người khiêm tốn, biết từ bỏ cái tôi của mình. Hòa đồng chứ không hòa tan, nghĩa là, không để mình bị tan chảy theo lối mòn của sự sai lệch. Biết “siết chặt” lại mà không bị gò ép, cứng nhắc; “thoáng” mà không “buông”. Một điểm nữa mà người leader-lãnh đạo cần phải nhớ, đó là không được phép nói về mình. Trong sách đối nhân xử thế bảo rằng: Cái chán nhất trong giao tiếp là kể về cái hay của mình và bắt người khác phải nghe. Thạc sĩ tóm gọn trong 3 qui luật mà ông cho rằng đó như là tên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. T-C-S
- T : Time: thời gian
- C : Communication: sự giao tiếp
- S : Sincere: sự chân thành
Đây như là chìa khóa để hóa giải những khó khăn và là con đường giúp chúng ta đạt sự thành công.
V. Thay lời kết:
“Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” - Marx. Xã hội không loại trừ một ai. Nơi đây con người thi thố tài năng của mình : cống hiến và thể hiện. Con người sống trong xã hội được ví như một dây xích nối dài mà mỗi cá thể là một mắt xích tác thành nên dây xích. Đó chính là sự hợp lực, cộng tác, chung sức, chung lòng để xây dựng một xã hội giàu đẹp, công bằng, văn minh, tiến bộ. Đó cũng chính là chất xi hàn gắn những vết thương lòng, những rạn nứt, nghi kỵ và đổ vỡ. Đó cũng chính là sợi chỉ xuyên suốt kéo dài, nối lại chúng ta trong hòa bình, hiệp nhất và yêu thương.
Khi nghiên cứu về đề tài này, tôi nhận thấy ba khái niệm : con người, dân tộc, đất nước Việt Nam như hòa quyện làm một. Mặc dầu nơi ấy có những tôn giáo, tín ngưỡng, chủ thuyết chính trị, kinh tế khác nhau, nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta yêu thương tổ quốc, dân tộc mình.
Nếu Thiên Chúa đã xuống thế làm người để trở thành anh em của chúng ta, thì lẽ nào chúng ta lại không thể trở thành anh em của nhau, nhất là khi chúng ta cùng là người Việt Nam – mang dòng máu Lạc Hồng !

Jos. Thanh Phong

Về Đầu Trang Go down
nguyenvanphuc273
Oº°‘¨ Cấp 3 ¨‘°ºO
Oº°‘¨ Cấp 3 ¨‘°ºO


Nam Ngày tham gia : 16/11/2010
Tổng số bài gửi : 19
Được cảm ơn : 1
Money ($) : 5169
Tuổi : 34
Địa chỉ : ke gai-hung tay-hung nguyen-nghe an

TÍNH HỢP LỰC NƠI NGƯỜI TRẺ SỨC MẠNH – TRONG BẠN VÀ TRONG TÔI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÍNH HỢP LỰC NƠI NGƯỜI TRẺ SỨC MẠNH – TRONG BẠN VÀ TRONG TÔI   TÍNH HỢP LỰC NƠI NGƯỜI TRẺ SỨC MẠNH – TRONG BẠN VÀ TRONG TÔI I_icon_minitimeWed Aug 10, 2011 8:35 am

hum! bai viet hoi dai nhung các bạn cố gắng đọc nha?
thanhk!
Về Đầu Trang Go down
 

TÍNH HỢP LỰC NƠI NGƯỜI TRẺ SỨC MẠNH – TRONG BẠN VÀ TRONG TÔI

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Bình Sành Trong Tay Người Thợ Gốm
» Campuchia: 350 người chết trong đêm hội nước Ok Om Bok
» 12 ngày lễ tình nhân trong năm
» Tính cách con người xứ Nghệ
» 10 nguoi giau nhat hanh tinh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HỘI HỌC SINH - SINH VIÊN KẺ GAI :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† SỐNG ĐỜI †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: KINH NGHIỆM - MẸO VẶT-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất